Lý luận về chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin


C.Mác và Ph.Ăngghen đã dùng một số thuật ngữ khác nhau về giai cấp công nhân như giai cấp vô sản, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp thế kỷ XIX... Các ông coi giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động không phải chủ sở hữu của phương tiện sản xuất mà phải bán sức lao động, tạo ra giá trị thặng dư để có tiền lương cho mình và làm giàu cho xã hội.

a)  Lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

-  Định nghĩa giai cấp công nhân:

C.Mác và Ph.Ăngghen đã dùng một số thuật ngữ khác nhau về giai cấp công nhân như giai cấp vô sản, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp thế kỷ XIX... Các ông coi giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động không phải chủ sở hữu của phương tiện sản xuất mà phải bán sức lao động, tạo ra giá trị thặng dư để có tiền lương cho mình và làm giàu cho xã hội. Họ là con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, hiện đại.

Ph. Ăngghen định nghĩa: “Giai cấp vô sản là một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ kiếm sống bằng việc bán lao động của mình, chứ không phải kiếm sống bằng lợi nhuận của bất cứ lư bủn nào... Nói tóm lại, giai cấp vô sản hay giai cấp những người vô sản là giai cấp lao động trong thế kỷXLX”x.

V.I.Lênin bổ sung, giai cấp công nhân sau cách mạng vô sản, giành được chính quyền đã trở thành người chủ, lãnh đạo nhân dân lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Ngày nay, cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức phát triển, công nhân có trình độ ngày càng cao, làm việc ở những ngành ứng dụng công nghệ cao, khái niệm công nhân đã có những thay đổi. Đảng ta định nghĩa: “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp ”[1].

-   Đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân:

Thứ nhất, về phương thức lao động. Giai cấp công nhân là những tập đoàn người lao động, trực tiếp hay gián tiếp vận hành những công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại, có tính chất xã hội hoá cao. Đây là đặc trưng cơ bản để phân biệt người công nhân hiện đại với người thợ thủ công thời kỳ trước. “Trong công trường thủ công và trong nghề nghiệp thủ công, người công nhân sử dụng công cụ của mình, còn trong công xưởng thì người công nhân phải phục vụ máy móc”. Sản xuất đại công nghiệp càng phát triển, máy móc hiện đại càng nhiều, sản xuất ngày càng có năng suất cao, thợ thủ công phá sản, nông dân... gia nhập đội ngũ công nhân ngày càng đông. “Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”.

Thứ hai, về địa vị của giai cấp công nhân trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa:

Trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, người công nhân không có tư liệu sản xuất, họ phải bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm sống. Đây là đặc trưng khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp vô sản, lao động làm thuê cho giai cấp hữu sản và trở thành lực lượng đối kháng với giai cấp tư sản. Đó là giai cấp mà hạnh phúc, đau khổ, cuộc sống của họ phụ thuộc vào nhu cầu lao động, vào chuyển biến tốt xấu của công việc làm thuê.

Ngày nay, giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển đã có những thay đổi. Một bộ phận công nhân đã có cổ phần trong xí nghiệp, có một phần tư liệu sản xuất nhỏ... Tuy nhiên, trên thực tế đại đa số giai cấp công nhân vẫn là người làm thuê, bán sức lao động mang lại giá trị thặng dư cho các nhà tư bản.

- Về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

+ Về địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa:

V.I.Lênin khẳng định: “Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa”'.

Giai cấp công nhân là sản phẩm của sản xuất công nghiệp hiện đại, đại biểu cho sự phát triển của lực lượng sản xuất tiến bộ, ngày càng phát triển trước xu hướng phát triển nhanh chóng công nghiệp hiện đại của xã hội tương lai.

Do không có tư liệu sản xuất, là vô sản làm thuê trong xã hội tư bản, chịu sự cạnh tranh, tác động của thị trường nên giai cấp công nhân có lợi ích căn bản đối lập với lợi ích của giai cấp hữu sản là giai cấp tư sản. Nguyện vọng và lợi ích căn bản của giai cấp công nhân là xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, giành lấy chính quyền, tổ chức xây dựng chế độ mới với chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.

Sản xuất công nghiệp tư bản chủ nghĩa càng phát triển, sự phụ thuộc nhau trong sản xuất càng tăng, các trung tâm công nghiệp, đô thị xuất hiện, tạo điều kiện cho công nhân sống tập trung. Họ có điều kiện đoàn kết với nhau trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản. Lợi ích của công nhân về cơ bản là phù hợp với lợi ích của quần chúng lao động nên giai cấp công nhân có thể là lực lượng trung tâm, đoàn kết các giai cấp, tầng lớp khác trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để giải phóng mình và toàn xã hội.

+ Về đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân:

Do địa vị kinh tế - xã hội khách quan, giai cấp công nhân có những đặc điểm chính trị - xã hội mà các giai cấp khác không thể có được.

Thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến vì họ đại biểu cho phương thức sản xuất hiện đại nhất, gắn với khoa học và công nghệ tiên tiến -  xu hướng của xã hội tương lai.

Thứ hai, giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để. Trong xã hội tư bản, họ luôn đi đầu đấu tranh vì không có gì để mất, nếu được thì được tất cả. Trong sản xuất, công nhân luôn đổi mới, cải cách điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động. Mục đích của họ không chỉ là giải phóng mình mà còn giải phóng toàn bộ xã hội.

Thứ ba, giai cấp công nhân có ý thức tổ chức kỷ luật cao, vì họ lao động trong hệ thống sản xuất có tính chất dây chuyền với yêu cầu nghiêm ngặt về kỷ luật lao động và thói quen của lối sống đô thị tập trung, tuân thủ pháp luật nhà nước...

Thứ tư, giai cấp công nhân có tinh thần quốc tế vô sản vì sản xuất công nghiệp tư bản chủ nghĩa có tính chất quốc tế; lao động của họ có tính chất quốc tế. Chủ nghĩa tư bản là một lực lượng quốc tế. Muốn chiến thắng nó, cần phải có sự đoàn kết quốc tế.

-   Tất yếu và quy luật hình thành chính đảng của giai cấp công nhân:

Đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản diễn ra ngay từ khi nó mới ra đời. Sản xuất tư bản càng phát triển, đấu tranh của công nhân từ tự phát trở thành tự giác, từ đập phá máy móc, lẫn công đến bãi công, đến đấu tranh chính trị. Trong quá trình đấu tranh đó họ tổ chức ra công đoàn, hội nghề nghiệp,.. của mình để thống nhất lãnh đạo quá trình đấu tranh.

Sự thất bại của các cuộc đấu tranh tự phát quy mô lớn của giai cấp công nhân thế giới những năm 30 - 40 thế kỷ XIX đòi hỏi phải có lý luận dẫn đường. Chủ nghĩa Mác đã tìm thấy ở giai cấp công nhân và phong trào công nhân như một lực lượng vật chất to lớn. Giai cấp công nhân nhận thấy chủ nghĩa Mác như một vũ khí tinh thần dẫn đường cho đấu tranh của mình. Sự kết hợp chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân tất yếu ra đời tổ chức chính đáng của giai cấp công nhân. Đó là quy luật chung ra đời chính đảng của giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển trong thế kỷ XIX.

Tư tưởng của V.I.Lênin khẳng định: Đảng Cộng sản là đảng kiểu mới của giai cấp công nhân được xây dựng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân có lý luận tiên phong là chủ nghĩa Mác - Lênin dẫn đường, là tổ chức chặt chẽ, bao gồm những người tiên tiến về mặt nhận thức và gương mẫu về mặt hành động trong giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Có Đảng Cộng sản lãnh đạo, giai cấp công nhân nhận thức được rõ hơn mục tiêu con đường, biện pháp đấu tranh cách mạng; hiểu được vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình là lãnh đạo toàn xã hội đấu tranh xoá bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam là thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, tiến lên chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.

b)  Cách mạng xã hội chủ nghĩa và tiến trình ra đời, phát triển của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa

-  Cách mạng xã hội chủ nghĩa:

+ Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng chính trị do giai cấp công nhân lãnh đạo giành chính quyền, thiết lập và lãnh đạo hệ thống chính trị của mình để cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.

Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đó là do mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hoá cao với tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa dưới chủ nghĩa tư bản. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa còn duy trì thì nguyên nhân của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan. Tuy nhiên, nó không diễn ra tự phát mà chỉ khi giai cấp công nhân nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình, có chính đảng cộng sản của mình lãnh đạo và tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân lao động cùng đấu tranh xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa..

- Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa:

Giai cấp công nhân là người lãnh đạo, là lực lượng chủ yếu quyết định thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nông dân là lực lượng đông đảo, có nhiều phẩm chất tốt đẹp, có lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân trở thành động lực to lớn trong cách mạng. Thực hiện liên minh công nông, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân là điều kiện cơ bản để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình là làm cách mạng thành công, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa:

Trên lĩnh vực chính trị, giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, dùng bạo lực cách mạng xoá bỏ bộ máy nhà nước của giai cấp bóc lột, giành chính quyền về tay mình. Có Đảng Cộng sản lãnh đạo, giai cấp công nhân xây dựng bộ máy nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội của mình; xây dựng hệ thống pháp luật, cơ chế, biện pháp quản lý xã hội, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng chế độ chính trị của xã hội mới - xã hội chủ nghĩa.

Trên tĩnh vực kinh tế, nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, tiến hành công nghiệp hoá, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội; xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất; xây dựng quyền làm chủ của người lao động đối với tư liệu sản xuất; cải thiện đời sống nhân dân.

Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá, giáo dục hệ tư tưởng Mác - Lênin, xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa với đạo đức lối sống mới; nền giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ mới; phát triển văn học nghệ thuật, thông tin đại chúng và các thiết chế văn hoá xã hội chủ nghĩa; tiếp thu tinh hoa văn hoá tiên tiến của thời đại, kế thừa các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.

-  Tiến trình ra đời và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa:

+ Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội:

Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển từ thấp lên cao. Giai đoạn đầu là xã hội chủ nghĩa, giai đoạn cao là cộng sản chủ nghĩa. Trước khi đến từng giai đoạn đó là thời kỳ quá độ biến đổi từ xã hội trước sang xã hội sau.

Tính tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội:

Để chuyển biến từ xã hội cũ sang xã hội chủ nghĩa cần có thời kỳ nhất định do các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự nảy sinh và phát triển trong lòng xã hội tư bản mà là kết quả của quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dụng xã hội mới. Chủ nghĩa xã hội dựa trên lực lượng sản xuất phát triển cao, có năng suất hơn hẳn chủ nghĩa tư bản. Muốn vậy, cần phải có thời gian để cải tạo nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa phát triển thành sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; để cho các quan hệ mới trở thành các quan hệ cơ bản, đặc trưng của xã hội mới.

Xây dựng xã hội mới là một công việc mới mẻ, chưa có tiền tệ; nhiều khó khăn và phức tạp đối với giai cấp công nhân. Thời kỳ quá độ dài ngắn khác nhau vì phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi nước, điều kiện, hoàn cảnh quốc tế và xu thế thời đại.

Đặc điểm của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là tồn tại đan xen những yếu tố của xã hội cũ và những nhân tố của xã hội mới. Cái cũ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội chưa xoá bỏ hết, cái mới được xây dựng chưa đầy đủ, còn non yếu.

Trong thời kỳ quá độ, cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản vừa bị đánh bại, có sự cấu kết giữa các lực lượng chống phá trong và ngoài nước với giai cấp công nhân và nhân dân lao động vẫn còn tiếp diễn. Các giai cấp vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau.

Về kinh tế, còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế, vừa thống nhất vừa cạnh tranh với nhau, về tư tưởng văn hoá, tồn tại tư tưởng của giai cấp bóc lột vừa bị đánh đổ, tư tưởng tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông, các yếu tố văn hoá cũ và mới, tồn tại đan xen ảnh hưởng lẫn nhau.

Các yếu tố đó vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau nên cần có thời gian để giai cấp công nhân và nhân dân lao động lãnh đạo xây dựng toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, con người mới từng bước vững chắc.

Nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:

Trong lĩnh vực kinh tế phát triển lực lượng sản xuất xã hội, tiến hành công nghiệp hoá để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội với những bước đi và hình thức thích hợp. Đồng thời, từng bước cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cơ sở của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Trong lĩnh vực chính trị xây dựng củng cố Nhà nước vô sản, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; xây dựng Đảng Cộng sản trong sạch, vững mạnh đủ sức lãnh đạo cách mạng;  đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực, xâm hại quyền làm chủ của nhân dân; tiến hành đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hành động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch.

Trong lĩnh vực tư tưởng - văn hoá: xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa, kế thừa tinh hoa văn hoá dân tộc, tiếp thu có chọn lọc giá trị văn hoá nhân loại; khắc phục những tư tưởng và tâm lý ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong lĩnh vực xã hội: khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ đế lại từng bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội; từng bước xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.

+ Về xã hội xã hội chủ nghĩa:

Đây là giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản, là xã hội có những đặc trưng cơ bản:        '

Cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã hội xã hội chủ nghĩa là nền đại công nghiệp ở trình độ cao, tạo ra năng suất lao động cao hơn hẳn năng suất lao động trong xã hội tư bản.

Có chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; không còn chế độ người bóc lột người. Cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động trên tinh thần tự giác, tự nguyện.

Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động và phân phối theo phúc lợi xã hội ngày càng tăng. Là xã hội dân chủ, Nhà nước có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc.

Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, bình đẳng, phát triển toàn diện.

+ Về xã hội cộng sản chủ nghĩa:

Chủ nghĩa Mác - Lênin dự báo về xã hội cộng sản chủ nghĩa có những đặc trưng cơ bản là: Lực lượng sản xuất phát triển rất cao, của cải xã hội trở nên dồi dào, khoa học phát triển, lao động trở thành nhu cầu của con người được giảm nhẹ, “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Con người có đầy đủ các điều kiện phát triển năng lực toàn diện.

Trình độ xã hội ngày càng phát triển, không còn sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Dân chủ phát triển ở mức độ cao. Những thiết chế chính trị và pháp luật sẽ hoàn toàn mất đi, Nhà nước trở thành không cần thiết, nó tự tiêu vong.

 Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.6 trên 5 phiếu
  • Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

    Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là hai trường phái triết học lớn trong lịch sử triết học, giữa chúng có sự đối lập căn bản trong quan niệm về nguồn gốc, bản chất và tính thống nhất của thế giới. Theo quan điểm duy vật: nguồn gốc, bản chất và tính thống nhất của thế giới là vật chất, còn theo quan điểm duy tâm thì đó là ý thức (hay tinh thần).

  • Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin

    Một trong những nội dung trọng tâm của học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin là chỉ rõ các quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển và tất yếu diệt vong của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, trên cơ sở đó chỉ ra tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Để làm rõ điều đó, kinh tế chính trị học Mác - Lênin bắt đầu từ việc xây dựng học thuyết giá trị, học thuyết giá trị thặng dư.