Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương


Tóm tắt mục III. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

III. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương

1. Hội nghị Giơnevơ

- Xu thế chung của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng.

=> Tháng 1/1954, Hội nghị ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp đã thỏa thuận về việc triệu tập một hội nghị quốc tế để giải quyết vấn đề triều tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ của quân dân Việt Nam, ngày 8/5/1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương chính thức khai mạc với sự tham gia của: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Cộng hòa Nhân dân Trung hoa và các nước có liên quan ở Đông Dương.

- Việt Nam giành được thắng lợi quân sự quyết định ở Điện Biên Phủ, nhưng chưa đủ sức mạnh để kết thúc số phận của Pháp trên cả nước.

- Cuộc đấu tranh trên bàn Hội nghị diễn ra gay gắt và phức tạp do lập trường ngoan cố của Pháp và Mĩ => Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết.

Toàn cảnh Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương

 

Video tư liệu Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương

 

2. Hiệp định Giơnevơ

- Căn cứ vào điều kiện cụ thể của cuộc kháng chiến cũng như so sánh lực lượng giữa ta và Pháp và xu thế giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, Việt Nam đã ký Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 21/07/1954.

- Hiệp đinh Giơnevơ gồm các văn bản: Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Cam pu chia; Bản Tuyên bố cuối cùng của hội nghị và các phụ bản khác.


Thứ trưởng Tạ Quang Bửu thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

a) Nội dung:

- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.

- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

- Thực hiện di chuyển, tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực:

+ Ở Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 (dọc theo sông Bến Hải - Quảng Trị) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến.

+ Ở Lào, tập kết ở Sầm Nưa và Phong Xa-lì.

+ Ở Cam-pu-chia, lực lượng kháng chiến phục viên tại chỗ, không có vùng tập kết.

- Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương, không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia liên minh quân sự và không để cho nước khác dùng lãnh thổ vào việc gây chiến tranh hoặc xâm lược.

- Việt Nam sẽ tiến hành tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước vào tháng 07/1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế do Ấn Độ làm Chủ tịch.

- Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người ký Hiệp định và những người kế tục họ.

b) Ý nghĩa:

- Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương và được các cường quốc, các nước tham dự Hội nghị tôn trọng.

- Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, song chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn phải tiếp tục để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh, rút quân đội về nước.

- Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương.

c) Hạn chế:

- Là thắng lợi lớn nhưng, chưa trọn vẹn (Việt Nam tạm thời bị chia cắt, Mĩ không kí hiệp định để tìm cách phá hoại cách mạng Việt Nam,...).

- Thời gian ngừng bắn để chuyển giao khu vực quá lâu (300 ngày), tạo điều kiện cho Mĩ thực hiện âm mưu chống phá.

 

3. Mở rộng: Điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Hiệp định Giơ-ne-vơ (21-7-1954)

- Điểm khác nhau cơ bản nhất:

+ Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), chính phủ Pháp công nhân nước ta là một quốc gia tự do nằm trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp.

+ Còn Hiệp định Giơ-ne-vơ (21-7-1954), Pháp và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương.

- Có sự khác nhau đó vì:

+ Trong lúc ký Hiệp định Sơ bộ do ta còn yếu hơn địch nên ta phải chấp nhận điều khoản đó. Đây là sách lược mềm dẻo để phân hóa kẻ thù.

+ Còn trong Hiệp định Giơ-ne-vơ ta đã giành thắng lợi quyết định ở Điện Biên Phủ, quyết định thất bại của Pháp ở Đông Dương.

=> Vì hoàn cảnh lịch sử khác nhau, sự tương quan lực lượng giữa ta và Pháp ở hai thời điểm khác nhau đã dẫn đến sự khác nhau đó.


ND chính

- Nội dung Hội nghị Giơ-ne-vơ.

- Nội dung cơ bản, ý nghĩa, hạn chế của Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương.

- Điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Hiệp định Giơ-ne-vơ (21-7-1954).

 

Sơ đồ tư duy Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương

Loigiaihay.com


Bình chọn:
2.9 trên 36 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.