Hệ thống dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản (1954 -1975)


Ở nước ta, khi giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng thì thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng là sự bắt đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự bắt đầu của thời kỳ thực hiện nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản. Bước ngoặt lịch sử này diễn ra trên miền Bắc vào năm 1954.

Ở nước ta, khi giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng thì thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng là sự bắt đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự bắt đầu của thời kỳ thực hiện nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản. Bước ngoặt lịch sử này diễn ra trên miền Bắc vào năm 1954.

Cơ sở hình thành hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta:

Một là, lý luận Mác - Lênin về thời kỳ quá độ và về chuyên chính vô sản.

C.Mác đã chỉ ra rằng: giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ đến xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. V.I.Lênin nhấn mạnh: muốn chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội thì phải chịu đựng lâu dài nỗi đau đớn của thời kỳ sinh đẻ, phải có một thời kỳ chuyên chính vô sản lâu dài. Bản chất của chuyền chính vô sản là sự tiếp tục đấu tranh giai cấp dưới hình thức mới.

Hai là, đường lối chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975.

Trong báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (năm 1960) về đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới ở nước ta, có đoạn viết: "sau khi nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành, thì miền Bắc nước ta cần phải tiến ngay vào cách mạng xã hội chủ nghĩa". "Muốn đạt mục tiêu ấy phải sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản để thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa tư doanh; phát triển thành phần kinh tế quốc doanh, thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ; đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa về tư tưởng, văn hóa và kỹ thuật; biến nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học tiên tiến".

Như vậy, kể từ Đại hội III của Đảng cho đến khi Đảng đề ra đường lối đổi mới đất nước, hệ thống chính trị nước ta về thực chất, được tổ chức và hoạt động theo các yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ của chuyên chính vô sản và do vậy, tên gọi chính thức của hệ thống này được xác định là hệ thống chuyên chính vô sản.

Ba là, cơ sở chính trị của hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta được hình thành từ năm 1930 và bắt rễ vững chắc trong xã hội. Điểm cốt lõi của cơ sở chính trị đó là sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng. Mặc dù ở miền Bắc, Đảng Cộng sản không phải là đảng chính trị độc nhất mà còn có Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội, nhưng những đảng chính trị này thừa nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối và duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam và là thành viên trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Bốn là, cơ sở kinh tế của hệ thống chuyên chính vô sản là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. Đó là một mô hình kinh tế hướng tới mục tiêu xóa bỏ nhanh chóng và hoàn toàn chế độ tư hữu đối với tư liệu sản xuất với ý nghĩa là nguồn gốc và cơ sở của chế độ người bóc lột người, thiết lập chế độ công hữu xà hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức: sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể; loại bỏ triệt để cơ chế thị trường, thiết lập cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hỏa tập trung, bao cấp. Nhà nước trở thành một chủ thể kinh tế bao trùm. Từ đó mục tiêu, tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chuyên chính vô sản không thể không phản chiếu cả ưu điểm lẫn hạn chế sai lầm của mô hình kinh tế này.

Năm là, cơ sở xã hội của hệ thống chuyên chính vô sản là liên minh giai cấp giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp "ai thắng ai" trong lĩnh vực chính trị, kinh tế và kết quả cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa đã tạo nên một kết cấu xã hội bao gồm chủ yếu là hai giai cấp và một tầng lớp: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Kết cẩu này đã chi phối sự thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc và mục tiêu mở rộng dân chủ của hệ thống chuyên chính vô sản.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.9 trên 8 phiếu