Gophrít Vinhem Lépnít (1646 - 1716)


Gophrít Vinhem Lépnít (Gofrit Wilhem Leibniz) là nhà triết học, nhà toán học, vật lý học lỗi lạc người Đức, người có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự phát triển triết học và khoa học phương Tây cận đại

Gophrít Vinhem Lépnít (Gofrit Wilhem Leibniz) là nhà triết học, nhà toán học, vật lý học lỗi lạc người Đức, người có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự phát triển triết học và khoa học phương Tây cận đại.

Lépnít sing năm 1646 trong gia đình một giáo sư trường đại học tổng hợp Laixích. Thời kỳ sinh viên ở trường đại học tổng hợp Laixích mặc đù học ở khoa triết học, ông đặc biệt say mê những vấn đề lôgíc học và toán học. Độc lập với Niutơn, ông đã phát minh ra vi phân và tích phân. Ông trở thành chủ tịch Viện hàn lâm khoa học Đức, sau đó là thành viên của các Viện hàn lâm khoa học Pháp và Anh, là người khởi xưởng kế hoạch thành lập Viện hàn lâm khoa học Nga. Lépnít mất năm 1716, để lại nhiều tác phẩm quan trọng như Suy diễn về siêu hình học (1686), Những kinh nghiệm mới về chân lý con người (1105), Đơn tử luận (1714) v.v. , Chúng được ông viết bằng nhiều thứ tiếng khác nhau như Latinh, Anh, Pháp, Đức.

a, Quan niệm về triết học và mối liên hệ của nó với các khoa học khác

Lépnít là một trong số ít người từ trước tới giờ nhận thấy tầm quan trọng của tiến trình phát triển triết học và khoa học trước đó. Ông hiểu chỉ có kế thừa các di sản quý báu của triết học trước đây mới cho phép ta tiến lên phía trước, đồng thời khác phục được những hạn chế của chúng. Sau Arixtốt, Lépnít nhận thấy, mặc dù tiến trình phát triển tư tưởng triết học phương Tây rất đa dạng, nhưng chung quy lại có hai khuynh hướng cơ bản. Khuynh hướng thứ nhất coi vật chất là bản chất của thế giới, tiêu biểu như Đêmôcrít, Êpiquya, Hốpxơ V.V.. Khuynh hướng thứ hai, ngược lại, coi bản chất thế giới là tinh thần ý niệm, như Platôn, Pitago V.V.. Và Lépnít là ngưòi đầu tiên dùng hai thuật ngữ “chủ nghĩa duy vật” (materialism) và “chủ nghĩa duy tâm” (idealism, để ám chỉ hai khuynh hướng triết học trên.

Phân tích hệ thống triết học trước đây thành hai khuynh hướng trên, Lépnít nhận thấy mặt tích cực, cũng như hạn chế của chúng. Chẳng hạn, khuynh hướng duy vật có ưu điểm là bài trừ kinh viện, ủng hộ khoa học, nhưng lại không nhận thấy được sức mạnh vô biên của Thượng đế. Còn mặt tích cực của khuynh hướng duy tâm là đề cao sức mạnh của tinh thần nhưng lại không đánh giá đúng mức vai trò của vật chất.

Xuất phát từ những nhận xét trên, Lépnít tìm cách xây dựng một hệ thống triết học mới trên cơ sở tiếp thu những những mặt tích cực cuả triết học trước đây, đồng thời khắc phục những hạn chế của nó. Cũng như Đềcáctơ và Xpinoza, ông tích cực bảo vệ siêu hình học, coi đó là bộ phận cơ bản nhất làm nền tảng cho toàn bộ thế giới quan của con người. “Mặc dù tất cả các hiện tượng đơn nhất đều có thể được giải thích từ góc độ toán học, và cơ học như người ta vẫn quan niệm chúng, nhưng những nguyên lý chung của vật thể tự nhiên và chính bản thân cơ học thì mang tính siêu hình học bơn là hình học". Quá sùng bái và trung thành với truyền thống siêu hình học, Lépnít cho rằng, trên thực tế “mỗi bước đi người ta đều sử dụng các thuật ngữ siêu hình học” . Vấn đề bây giờ là nên quan niệm về siêu hình học như thế nào.

Mặc dù đánh giá cao các hệ thống siêu hình học trước đây, nhưng Lépnít không thoả mãn với chúng. Ông nhận thấy, ngay cả các hệ thống siêu hình học của Đềcáctơ, Xpinôza vẫn còn nhiều điểm hạn chế làm chỗ dựa cho các nhà duy vật Anh công kích, đồng thời tầm thường hoá siêu hình học. Mặt khác, hệ thống siêu hình học mới này phải đảm nhận được vai trò nền tảng cho các khoa học khác, tựa như bộ rễ đối với cái cây vậy.

Xuất phát từ những lập luận trên, nhà triết học Đức bắt tay xây dựng hệ thống siêu hình học riêng của mình dựa trên các nguyên lý phương pháp luận cơ bản sau.

b, Phương pháp luận

Đây là linh hồn sống của triết học Lépnít với luận điểm coi “chủ thể phong phú hơn khách thể, lấy trí tưệ con người làm thước đo để phán xét mọi cái".

Nhận thấy sai lầm của Đềcáctơ khi tách rời vật chất và tinh thần, Lépnít tìm cách khắc phục lập trường nhị nguyên luận của nhà triết học Pháp. Mặt khác, ông cũng hiểu được hạn chế của Xpinôza do chưa hiểu thực thể như một cơ thể sống đầy sinh lực, cũng như không đánh giá đúng mức vai trò cùa các sự vật đơn nhất. Mặc dù phê phán những hạn chế của hai nhà tư tưởng trên Lépnít hoàn toàn nhất trí với họ trong việc nhấn mạnh vai trò của tư duy lý luận nhằm giải quyết mọi vấn đề.

Do vậy, Lépnít tìm cách xây dựng một bức tranh mới về thế giới bảo đảm thống nhất từ hai góc độ: a) Dưới góc độ bản chất, đó là những sinh lực sống mà về phương diện vật lý thì đó là năng lượng tạo nên vận động của mỗi vật. Những sinh lực sống này rất đa dạng trong tính cá thể, nhưng lại thuần nhất trong tính bản chất của mình; b) Dưới góc độ tương tác giữa bản chất và hiện tượng, đó là sự liên hệ và tác động giữa các sự vật do bản chất tiềm ẩn trong mỗi sự vật gây lên. Sự vật với tư cách là cái vỏ vật chất đó là hiện tượng và mang tính quảng tính, phức tạp, có thể phân chia đến vô hạn. Bản chất của chúng là sự “ thăng hoa“ của tinh thần, là dạng phát triển cao nhất của năng lượng tạo nên sự vận động của mọi vật.

Với hoài bão xây dựng một bức tranh mới về thế giới nhằm khắc phục siêu hình học khỏi những hạn chế ở Đềcáctơ và Xpinôza, Lépnít đã đề ra các nguyên lý cơ bản của một phương pháp luận mới, vì “ sự thông thái - đó là chi thức hoàn thiện về các nguyên lý của tất cả các khoa học và nghệ thuật vận dụng chúng. Phương pháp luận, theo cách hiểu của Lépnít là một tổng thể hữu cơ các nguyên lý được hiểu như những chân lý sơ đẳng đảm bảo từ đó suy diễn ra mọi kết luận trong mọi trường hợp cần thiết, sau khi chúng ta đã ít nhiều thấm nhuần và vận dụng chúng. Xét về phương diện bản thể luận, đó là những nguyên lý xây dựng quan niệm của ông về thế giới, vể phương diện nhận thức luận, đó là những quy tắc chỉ đạo quá trình nhận thức của con người, mà chỉ có tuân theo chúng thì mới khám phá được chân lý.

Phương pháp luận của Lépnít bao gồm 11 nguyên lý, cụ thể là :

(1)            Nguyên lý khác nhau phổ biến. Nó khẳng định “Mặc dù tồn tại nhiều sự vật cùng một loại, tuy nhiên không bao giờ có thể tồn tại những sự vật hoàn toàn như nhau“. Vì vậy, đây là một nguyên lý đơn nhất hoá thế giới, thể hiện tính đa dạng của nó. Mọi quan niệm nhất nguyên, kể cả các nhà nguyên tử luận đều bị Lépnít phê phán, bởi vì chúng làm giảm tính phong phú của thế giới. Mỗi vật chỉ tồn tại một lần duy nhất mà thôi. Các sự vật khác nhau thực sự chứ không phải bề ngoài. Trong nhận thức luận, nguyên lý này đòi hỏi chúng ta phải tuân theo tính đa dạng của sự vật thì mới hiểu được bản chất của chúng. Lépnit đưa ra khái niệm “Chân lý sự thực “ ám chỉ tri thức đúng đắn của con người về một vật cụ thể nào đó.

Khoa học hiện đại xác nhận tính hợp lý của nguyên lý trên.

(2)            Nguyên lý đồng nhất của các sự vật không khác nhau: khẳng định nếu hai vật, trong đó mọi tính chất của vật này cũng là tất cả các tính chất của vật kia và ngược lại, thì chúng đồng nhất với nhau, tức là cùng một vật. Nguyên lý này bổ trợ cho nguyên lý 1.

(3)            Nguyên lý liên tục: Trực tiếp đối lập với hai nguyên lý trên. Theo nó thì trong quá trình phát triển luôn luôn có sự kế thừa. Lépnít khẳng định “Cái hiện tại là kết quả của quá khứ, đồng thời lại là tiền đề của tương lai, và mọi trạng thái hiện tại chỉ có thể được giải thích thông qua trạng thái trực tiếp trước nó. Phủ nhận điều đó có nghĩa là thừa nhận sự tồn tại của các khoảng trống rỗng ... Và buộc chúng ta phải nhờ đến những phép màu nhiệm hay sự ngẫu nhiên thuần tuý để giải thích các hiện tượng, sự vật .

Thông qua nguyên lý này, Lépnít đưa ra tư tưởng biện chứng khẳng định mối liên hệ hữu cơ giữa thực vật, động vật và con người, cũng như mọi sự vật khác trên thế gian. Tất cả chúng tạo thành vũ trụ như một chỉnh thể thống nhất tựa như một dây xích liên tục và vô hạn, mà mỗi vật là một mắt xích. Bản thân đường thẳng chính là đường cong ngắn nhất, điểm hình học là đoạn thẳng ngắn nhất, chân không là độ loãng vật chất nhất, sai lầm là mức độ thấp nhất của chân lý. Tóm lại, ở đây Lépnít đã tiêp cận được tới quan niệm khẳng định mối quan hệ hữu cơ và chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập.

(4)      Nguyên lý gián đoạn: đôsi lập trực tiếp với nguyên lý 3, nguyên lý này khẳng định tính gián đoạn trong sự phát triển của tất thảy mọi vật, bởi vì chỉ có như vậy thì chúng ta mới phân biệt được vật này với vật khác. Đây còn gọi là nguyên lý đơn tử, là kết quả phát triển của nguyên lý thứ nhất. Nó khẳng định thế giới là một hệ thống mở, thừa nhận giới hạn tương đối trong sự phân chia của sự vật. Cùng với các nguyên lý trên, nguyên lý này tạo thành một bức tranh về thế giới vừa thống nhất, vừa đa dạng với sự phát triển đầy nghịch lý.

(5)      Nguyên lý đầy đủ khẳng định thế giới chứng ta chứa đựng trong mình có một cách trọn vẹn và đầy đủ mọi sự vật, với tất cả các tính chất của chúng. Giới tự nhiên sẽ sản sinh ra các sự vật “mà nó thấy là cần thiết “ một cách vừa đủ, nghĩa là theo tính tất yếu của chúng.

Trong nhận thức luận, nguyên lý này đòi hỏi chúng ta phải hướng tới nhận thức các sự vật một cách đấy đủ và chọn vẹn.

(6)     Nguyên lý hoàn thiện khẳng định mọi sự vật cũng như bản thân giới tự nhiên đều đang không ngừng vận động hướng tới ngày càng hoàn thiện. Trong nhận thức luận, cả hai nguyên lý 5 và 6 đều khẳng định tính năng động và khả năng tối đa của chủ thể nhận thức trong từng khoảng khắc tồn tại của mình.

(7)     Nguyên lý thứ 7 chỉ ra mối liên hệ giữa thế giới của các khả năng xét về phương diện lôgíc ( Tức thế giới các tư tưởng, ý niệm V.V.). Với thế giới hiện thực của nó, tức là thế giới của các vật thể.

Một mặt, Lépnít coi khả năng “là cái mà không mâu thuẫn về mặt lôgíc“, do vậy có thực. Đây là lĩnh vực của các “chân lý vĩnh viễn“ thuộc về lĩnh vực tinh thần. Chân lý và các luận điểm suy ra từ chân lý đều thuộc về thế giới của cái khả năng, tức là thế giới tinh thần. Cho nên: “Khả năng đó là nguyên tác và cơ sở bản chất“ của các vật thể. “Hiện thực“ chỉ là một trong nhiều phương án của “khả năng phong phú hơn “hiện thực“. Tinh thần phong phú hơn và đứng cao hơn vật chất.

 

Nhưng mặt khác, Lépnít cũng nhận thấy mọi sự vật đèu có xu hướng vận động đi từ khả năng đến hiện thực, như một trạng thái hoàn thiện hơn. Do vậy. “Khả năng“ vừa cao hơn “hiện thực“ bởi vì nó là bản chất lôgíc của “Hiện thực" (“hiện thực“ theo Lépnít hiểu thì đó chính là thế giới vật chất, là sự biểu hiện bề ngoài của các lực lượng tinh thần), nhưng đồng thời lại thấp hơn so với “hiện thực”, bởi vì nó chỉ là khả năng, chứ chưa phải hiện thực.

Như vậy, ở đây cho thấy mâu thuẫn trong quan niệm của Lépnít. Nếu như bước chuyển từ các tư tưởng đến các sự vật là bước phát triển hoàn thiện hơn, thì rõ ràng tồn tại hiện thực mang tính thực tại hơn tồn tại khả năng. Nhưng mặt khác, chủ nghĩa duy lý của Lépnít lại không thể chấp nhận được luận đề duy vật đó, mà vẫn khẳng định tinh thần quyết định vật chất. Tương tự như vậy đối với quan hệ giữa tất yếu và ngẫu nhiên, Lépnít coi “ khả năng“ là cái không mâu thuẫn về mặt lôgíc tức là cái tất yếu, còn” hiện thực “ là cái mâu thuẫn về mặt lôgíc do vậy nó là ngẫu nhiên, tức là sự tồn tại của nó có thể phủ nhận được. Nhưng mặt khác, Lépnít hiểu rằng trong thế giới hiện thực tồn tại cả cái ngẫu nhiên, mặc dù trong tư tưởng thì nó mâu thuẫn về mặt lôgíc.

Để khắc phục nghịch lý trên trong quan niệm về tư tưởng và hiện thực Lépnít đưa ra hai phương án giải quyết. Thứ nhất, ông phân biệt hai khái niệm “ tất yếu  về mặt lôgíc “ và “ tất yếu về mặt vật lý. Không nhất thiết cứ cái gì tồn tại tất yếu trong hiện thực, đều là tất yếu về phương diện lôgíc. Thứ hai, ông buộc phải hiểu cái ngẫu nhiên theo 3 khía cạnh sau; a) Là những gì đang tồn tại trên thực tế vượt ra khỏi kiểm soát của tư tưởng; b) Là một trong những phương án của “khả năng lôgíc” được trở thành hiện thực; c) Là cái phù hợp với “tất yếu lôgíc”.

Tùy theo từng trường hợp cụ thê mà hiểu cái ngẫu nhiên theo khía cạnh nào.

(8)       Nguyên tắc thứ 8 của phương pháp luận đề cập đến quan niệm của Lépnít đối với lôgíc hình thức trước đó. Khác với Bêcơn và Đềcáctơ, nhà triết học Đức nhấn mạnh sự cần thiết phải tuân theo các quy tắc của tam đoạn luận một cách chặt chẽ, bởi vì “cứ giả sử rằng chúng không đem lại chân lý, thì chúng, tuy nhiên .. . vẫn là những nguyên lý đúng đắn của triết lý”.

Đề cao vai trò của tam đoạn luận, Lépnít nhấn mạnh tầm quan trọng của quy luật cấm mâu thuẫn mà Arixtốt đưa ra. Tuân theo nó, ông cho rằng, phủ nhận chân lý không những dẫn đến sai lầm, mà còn là mâu thuẫn tức là không thể được. Bản thân chân lý chứa đựng trong nó cả tính tất yếu.

Hơn nữa Lépnít quy tụ cả ba quy luật của lôgíc hình thức trước đó ( quy luật đồng nhất , quy luật cấm mâu thuẫn 

, và quy luật loại trừ cái thứ ba là A, hoặc > A) thành nguyên lý phương pháp luận thứ 8 của ông. Việc vẫn coi trọng tam đoạn luận cho thấy Lépnít hiểu được cần thiết phải có sự kế thừa trong việc xây dựng phương pháp luận mới đồng thời nhận thấy mối liên hệ nội tại giữa ba quy luật của lôgíc hình thức trước đó.

(4)        Nguyên lý thứ chín của phương pháp luận chính là quy luật cơ sở đầy đủ. Nó có ý nghĩa đặc biệt trong hệ thống triết học của Lépnít. Về phương diện nhận thức, nguyên lý này khẳng định mọi luận đề, quan niệm, tư tưởng của chúng ta đều phải được lý giải, chứng minh một cách chặt chẽ trên một cơ sở và nền tảng đủ để thể hiện sự đúng đắn và hợp lý của chung. Bằng nguyên lý này, Lépnít phê phán những ai suy diễn, khẳng định một cách vô căn cứ về một cái gì đó. Vì vậy “luận để cho rằng không có cái gì tồn tại thiếu cơ sở của nó cần phải được coi là một trong những tiền đề quan trọng và hữu ích nhất trong toàn bộ nhận thức của con người”.

Tuy nhiên, quy luật này không chỉ bó gọn trong khuôn khổ của lôgíc hình thức và nhận thức luận. Về mặt bản thể luận, nó khẳng định mọi sự vật trong thế giới chúng ta đều có cơ sở đầy đủ, chỉ ra mối liên hệ nhân quả trong các sự vật, hiện tượng của thế giới chúng ta. “Trên thực tế như Hêghen nhận xét những ai nghĩ rằng Lépnít chỉ thoả mãn với quy luật cơ sở đầy đủ hoàn toàn mang tính hình thức một cách buồn tẻ thì thật là sai lầm. Phương pháp nghiên cứu mà ông đưa ra hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa hình thức. Thứ chủ nghĩa mà chỉ dựa vào những lý do trong khi đòi hỏi phải có nhận thức khái niệm”. Nói cách khác, quy luật này của Lépnít đòi hỏi chúng ta không nên đơn thuần hiểu tính nhân quả của mọi vật một cách máy móc, cơ học mà khẳng định mối liên hệ hữu cơ của chúng.

Đây thực sự là một tư tưởng cách mạng của Lépnít trong bối cảnh phương pháp tư duy siêu hình thống trị ở thế kỷ XVII.

Không dừng lại ở đó, Lépnít phân biệt cơ sở với nguyên cớ. Ví dụ, từ nguyên lý này, một tên ăn trộm không được phép biện bạch cho những hành vi xấu xa của mình. Vấn đề là phải hiểu “cơ sở đầy đủ một cách chính đáng, chứ không phải là chùquan tuỳ tiện. “Cơ sở đầy đủ" của mọi hiện tượng ám chỉ tính tất yếu và quy luật của chúng. Trong xã hội thì “cơ sở đầy đủ” trong mỗi hành động của các cá nhân không chỉ là các điều kiện cần thiết để họ làm việc, mà còn là các chuẩn mực đạo dức, các luật pháp quy định cho phép làm việc đó. Vì vậy, Lépnít nhấn mạnh, mỗi sự vật ra đời không chỉ cần có cơ sở, mà cần phải có cơ sở đầy đủ. Chúa là cơ sở cuối cùng và cơ bản nhất của mọi sự vật, cũng như mọi suy diễn trong nhận thức. Mọi cái tồn tại chỉ hợp lý khi suy cho cùng phù hợp với ý chúa.

(5)         Nguyên lý thứ 10 khẳng định mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật. Cũng như giữa các tư tưởng, ý niệm, cho phép các khoa học liên hệ hữu cơ với nhau để cùng khám phá ra chân lý. Mọi lĩnh vực nhận thức của con người đều không tách rời nhau.

(6)         Nguyên lý cuối cùng là nguyên lý cực đại và cực tiểu. Nó cho rằng cực tiểu của bản chất sản sinh ra cực đại của tồn tại. Trong nhận thức luận, nó thể hiện dưới dạng: Thu được nhiều nhất mà lại đỡ tốn công sức nhất.

Bên cạnh nhiều hạn chế xuất phát từ lập trường duy lý trong bối cảnh khoa học thế kỷ XVII, nhìn chung tinh thần của phương pháp luận Lépnít là đặc biệt đề cao trí tuệ con người. Tuy nhiên, khác với Đềcáctơ và Xpinôza, Lépnít ít đề cập đến trực giác, mà đặc biệt nhấn mạnh vai trò của tư duy lôgíc. Phương pháp luận của ông chứa đựng nhiều tư tưởng biện chứng sâu sắc. Chủ định đề ra các nguyên lý phương pháp luận đối lập nhau, Lépnít hiểu rằng tính nghịch lý trong sự phát triển của thế giới và việc nhận thức đó là điều không tránh khỏi. Nhiều quan niệm trên đây của Lépnít hiện nay đã được khoa học thừa nhận và chứng thực.

c, Siêu hình học

Ở Lépnít, siêu hình học không chỉ bao gồm học thuyết về bản chất của các sự vật, mà còn cả thần học nữa, vì theo ông, thế giới chúng ta là do Thượng đế sinh ra.

Dựa trên các nguyên lý phướng pháp luận 1, 2 và 4, Lépnít khẳng định tính vô cùng đa dạng của thế giới. Khác với Đềcáctơ, ông coi việc tách rời vật chất với tinh thần là sự tách rời của sự vật với bản chất của chúng. Còn Xpinôza thì không nhận thấy tính vô cùng đa dạng của thế giới, cũng như không thừa nhận tính năng động và đầy sinh khí của mỗi sự vật.

Những suy diễn trên buộc Lépnít quay về với quan niệm về vật chất và hình dạng ở Arixtôt. Ông gắn khái niệm thực thể với tính đơn nhất của sự vật. Mỗi thực thể đều chứa đựng cả vất chất và tinh thần tức bản chất của chúng, tựa như sự thống nhất giữa vật chất và hình dạng ở Arixtốt vậy và ông gọi mỗi thực thể đó là một đơn tử (monad - theo gốc tiếng Hy Lạp nghĩa là đơn vị).

Các đơn tử, tức các thực thể là những phần tử đơn giản nhất được coi như các “điểm siêu hình học” khác với điểm hình học, tựa như sự khác nhau giữa siêu hình học và hình học vậy. Các đơn tử không có các bộ phận, không thể sinh ra củng không diệt vong... một cách tự nhiên, và do vậy có quãng thời gian tôfn tại như chính cả thế giới đang không ngừng biến đổi, nhưng

không thể tiêu diệt được”. Các đơn tử là những thực thế hoàn toàn đóng kín, không phụ thuộc vào bên ngoài: “Chúng không có cửa sổ mà thông qua đó một cái gì đó bị rút ra, hoặc thêm vào đơn từ”.

Thực chất các đơn tử là những đơn vị nhỏ nhất của tinh thần thể hiện dưới một cái vỏ vật chất bề ngoài. Chúng là những lực lượng tinh thần sống động trong mọi sự vật do chúng cấu thành. Từ việc thừa nhận nghịch lý khách quan trong các nguyên tắc phương pháp luận, Lépnít cũng thấy được tính mâu thuẫn trong bức tranh về thế giới là lẽ thường tình. Vì vậy, mỗi đơn tử vừa hoàn toàn độc lập, nhưng đồng thời giữa chúng có liên hệ hữu cơ với nhau. Toàn bộ chúng, nhờ mối liện hệ phổ biến, tạo thành một chuỗi dài vô tận gắn liền mọi sự vật trên thế gian thành một khối thống nhất, tựa như một có thể sống. Do đó, “ Mỗi đơn tử là một chiếc gương sống về toàn bộ thế giới, phản ánh vũ trụ đó dưới dạng đặc thù của mình”.

Ở đây, ta thấy Lépnít đã tiếp cận được với quan niệm biện chứng về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.

Dưới con mắt cuả ông, các đơn tử không chỉ có khả năng và sinh khí hoạt động, mà còn có khả năng nhận thức chính bản thân mình, tức là mỗi chúng đều có “cuộc sống” riêng. Căn cứ vào mức độ năng động và khả năng nhận thức của chúng, Lépnít chia các đơn tử thành 3 nhóm: a) Nhóm các “đơn tử trần truồng” tạo nên chủ yếu các vật vô cơ, trong đó tiềm ẩn “các linh hồn chết” - ám chỉ sự hoạt động của chúng còn ở mức độ thấp. Đó là các đơn tử “ngủ". Sinh khí của chúng chủ yếu tồn tại dưới dạng tiềm tàng; b) nhóm các đơn tử có khả năng cảm giác và trực quan tạo nên “linh hồn” của các thực vật và động vật; c) nhóm các đơn tử phát triển hoàn thiện nhất tạo nên ý thức con người.

Toàn bộ cả 3 nhóm đơn tử trên đây liên hệ thành một khối thống nhất tạo thành các bậc thang khác nhau trong cùng một tiến trình phát triển liên tục của thế giới. Quá trình phát triển là vô cùng tận, do vậy con người hiện nay chưa phải là dạng phát triển cao nhất cuả các đơn tử.

Để cho các đơn tử không phát triển một cách hỗn độn, Lépnít đưa ra nguyên tắc “hài hoà tiền định” xuất phát từ nguyên lý phương pháp luận thứ 10. Mọi hoạt động của các đơn tử phải tuân theo “cái gậy chỉ huy” của Thượng đế. “Thượng đế điều chỉnh tất cả mọi sự vật và các mục đích của chúng... tuân theo các quy luật chặt chẽ của mình, kết hợp và thống nhất được nhờ sự hài hoà tiền định cho Thượng đế đặt ra... và ở đây chứa đựng điều khẳng định mới và tuyệt trần của Thượng đế”. Nhờ sự liên kết giữa các đơn tử thông qua nguyên tắc “hài hoà tiền định” mà mọi sự vật trong thế giới chúng ta đều thống nhất, tựa như một đại dương mà mỗi biến đổi dù nhỏ nhất cũng gây ra sự chấn động ít nhiều của cả đại dương đó. Dưới góc độ nhận thức luận, nguyên tắc “hài hoà tiền định” khẳng định con người không chỉ nhận thức thế giới, mà còn hệ thống được toàn bộ tri thức của mình một cách hài hoà.

Thượng đê là cơ sỏ của nguyên tắc “hài hoà tiền định”. Nó vừa là đơn tử, nhưng đồng thời lại sáng tạo ra các đơn tử khác. Nói cách khác, nó là “đơn tử của mọi đơn tử”. Thượng đế là lý tính siêu thế giới. “Giới tự nhiên không là cái gì khác ngoài một thói quen của Thượng đế”. Con người cũng chỉ là một đơn tử do Thượng đế sáng tạo ra.

Trong “Teodisea”, Lépnít đưa ra các lập luận nhằm chứng minh sự tồn tại của Thượng đế. Thứ nhất thượng đế thực sự tồn tại bởi vì Ngài là một tồn tại tất yếu. Nếu không có thì thế gian này cũng chẳng có gì cả; thứ hai, trong thế giới mọi cái đều ngẫu nhiên, vậy cần có Thượng đế là cơ sở tất yếu của chúng; thứ ba, cần phải tồn tại Thượng đế như một linh hồn bất diệt là cơ sở của các “chân lý vĩnh viễn”; thứ tư, cần phải có Thượng đế làm cơ sở cho sự “hài hoà tiền định" trong sự phát triển của các sự vật.

Nói tóm lại, trong siêu hình học của mình, Lépnít đã khắc phục nhiều hạn chế của Đềcáctơ và Xpinôza, mặc dù trên lập trường duy tâm. Ở đây, củng như trong phương pháp luận của ông có nhiều tư tưỏng biện chứng sâu sắc.

d, Vật lý học

Nếu siêu hình học nghiên cứu những cơ sở và nền tảng cấu thành bản chất của các sự vật, thì vật lý học nghiên cứu chính bản thân các sự vật đó. Như vậy, vật lý học được xây dựng trên siêu hình học.

Mặc dù khẳng định giới tự nhiên tuân theo các quy luật cơ học, nhưng khác với Đềcáctơ, Lépnít không đồng nhất vật chất với quảng tính, bởi vì như thế sẽ biến vật chất thành một cái gì đó thụ động, tách rời với bản chất của nó, tức các lực lượng tinh thần.

Thế giới, theo Lépnít, là một chỉnh thể thống nhất của các sự vật vô cùng đa dạng. Mọi sự vật đều được cấu thành từ các đơn tử như những bản chất của chúng. Giới tự nhiên của chúng ta chỉ là thể hiện thực tại các lực lượng tinh thần, là một trong những “thế giới khả năng” (tức thế giới tinh thần) được hiện thực. Tuy nhiên nó là thế giới tối ưu và hợp lý nhất mà Thượng đế có thể sáng tạo ra được, mặc dù còn chưa thật hoàn thiện. Nhưng điều đó hợp lý, bởi vì nếu thế giới chúng ta đã hoàn thiện rồi thì nó không thể phát triển được nữa - và điều này trái với quy luật tự nhiên. Vì vậy, trên thế gian này, trừ Thượng đế ra thì không có vật nào lại hoàn thiện một cách tuyệt đối cả. Mọi cái đều là tương đối.

Phê phán quan niệm của Niutơn thừa nhận “không gian tuyệt đối“ và “thời gian tuyệt đối” phi vật chất, Lépnít khẳng định trên thực tế giữa không gian và thời gian với các sự vật có liên hệ hữu cơ với nhau. Chúng cũng tương đối như chính quá trình phát triển của các sợ vật vậy. Hơn nữa, ông còn thấy được mối quan hệ giữa chúng, khi coi “thời gian không là cái gì khác, mà chính là đại lượng của vận động” .

Mặc dù cả không gian và thời gian ở đây đều được hiểu theo góc độ duy tâm, nhưng những tư tưởng sâu sắc của Lépnít về mối liên hệ giữa không gian và thời gian với quá trình vận động của sự vật, hiện nay được khoa học ủng hộ.

e, Nhân bản học và nhận thức luận

Con người được cấu thành từ linh hồn và thể xác. Thể xác là cái vỏ bề ngoài trong đó tiềm ẩn linh hồn con người, tạo thành bản chất anh ta. Lépnít khẳng định tính thống nhất hữu cơ giữa tâm hồn và thể xác trong con người. Còn “Đềcáctơ, theo nhận xét của ông đã sai lầm coi bản chất của thực thể vật chất là ở quảng tính và không có quan niệm hợp lý về mối liên hệ linh hồn và thể xác” . Tuy nhiên, Đềcáctơ có lý khi coi các động vật như những cái máy, nhưng khác với những cái máy do con người tạo ra, ông gọi các động vật như những “cái máy tự nhiên” do Thượng đế tạo ra, vì thế mang tính tổ chức cao hơn.

Phê phán nguyên lý tabularasa của Lốccơ, cho rằng nó mạng tính thụ động. Lépnít ví linh hồn con người như một viên đá trắng trong đó tiềm ẩn vô số những đường vân: Quá trinh nhận thức đóng vai trò tựa như nhà điêu khắc, khai thác những tri thức đã tiềm ẩn sẵn trong linh hồn con người. Vì vậy, mọi quan niệm coi linh hồn con người chỉ là cái máy đều là sự tầm thường hoá bản chất của nó. Lépnít thấy cần phải đính chính lại quan niệm của Đềcáctơ coi trực giác là tiêu chuẩn của chân lý, bởi vì, một mặt, theo ông, các tri thức của chúng ta ít nhiều cũng phụ thuộc vào các kinh nghiệm và các tri thức của các thoừi đại trước, mặt khác, quá trình nhận thức của chúng ta là đi từ tri thức mơ hồ đến tri thức rõ ràng, cho nên coi các tư tưỏng bẩm sinh, nói đúng hơn các khả năng bẩm sinh là hiển nhiên đúng.

Quá trình nhận thức là quá trình sàng lọc các ý niệm để đi đến các ý niệm đúng đắn về sự vật. Hoạt động của lý tính độc lập với các khả năng cảm tính. Nếu như các nhà duy cảm đưa ra nguyên tắc “không có cái trong cảm tính, mà trước đó lại không có trong lý tính, trừ chính bản thân lý tính”.

Khẳng định bằng cảm tính chúng ta chỉ nhận thức được những sự vất đơn nhất, bề ngoài, còn để nhận thức bản chất tinh thần bên trong của chúng ta thì cần nhận thức lý tính, Lépnít phân biệt hai dạng chân lý: chân lý sự thực thì do nhận thức cảm tính đem lại, con chân lý lý tính, hay “chân lý vĩnh viễn” thì do nhận thức lý tính đem lại. Tiêu chuẩn của chân lý là luật cấm mâu thuẫn: chỉ những gì là chân lý, khi mà đối lập với nó sẽ dẫn đến mâu thuẫn, tức là không thể được.

Tóm lại, triết học của Lépnít cũng như các đại biểu của siêu hình học thế kỷ XVII như Đềcáctơ, Xpinôza,v.v là thể hiện xu hướng hệ thống toàn bộ mọi tri thức mà con người đã đạt được. Mặc đù còn nhiều hạn chế do hoàn cảnh lịch sử thời đại đó, nhưng họ đã xây dựng được nền tảng của phương thức tư duy lý luận và lôgíc mang tính khoa học và hệ thống cao, đòi hỏi chúng ta thoát khỏi các quan niệm thiển cận về thế giới.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.5 trên 2 phiếu
  • Bêkênit Xpinôza (1632 - 1677)

    Bêkênít Xpinôza là nhà triết học lỗi lạc người Hà Lan. Ông sinh năm 1632 trong một gia đình thương gia ở Amxtécđam (Hà Lan). Theo học tại một trường trung cấp tôn giáo châu Âu ở Amxtécđam, sau đó ông phải bỏ học, giúp bố làm nghề buôn bán

  • Rêne Đềcáctơ (1596 - 1650)

    Rêne Đềcáctơ (Rene Descartes) là nhà triết học, nhà bách khoa toàn thư vĩ đại người Pháp. Có thể nói, cùng với Bêcơn, “Đềcáctơ đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học" Tây Âu cận đại

  • Lý thuyết: Siêu hình học thế kỷ XVII

    Thông thường khi nói đến danh từ "siêu hình" (metaphisica) chúng ta quen ám chỉ một cách thức tư duy phiến diện, cứng đờ, phản biện chứng về các sự vật. Nhưng ngoài ra, nó còn thể hiện khía cạnh bản thể luận nữa