Giải bài tập Bài 15 trang 50 SGK GDCD lớp 7


Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh, nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

LG a

a) Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào là góp phần giữ gìn, bảo vệ, hoặc phá hoại di sản văn hoá ?

(1) Đập phá các di sản văn hoá ;

(2) Di chuyển cổ vật, bảo vật quốc gia bất hợp pháp ;

(3) Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm ;

(4) Lấy cắp cổ vật về nhà ;

(5) Buôn bán cổ vật không có giấy phép ;

(6) Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích ;

(7) Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh ;

(8) Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá ;

(9) Tổ chức tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử ;

(10) Cất giấu cổ vật cho bọn buôn lậu ;

(11) Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật ;

(12) Giúp các cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoại di sản văn hoá ;

(13) Lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất của các di tích đã được xếp hạng.

Giải chi tiết:

Hành vi góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá: 3, 7, 8, 9, 11, 12

Hành vi phá hoại di sản văn hoá: 1, 2, 4, 5, 6, 10, 13 

LG b

b) Trong một lần đi tham quan thắng cảnh Vịnh Hạ Long, thấy trên vách các hang động có những chữ khắc hoặc viết chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến thăm, bạn Dung bày tỏ thái độ phê phán, không hài lòng về những việc làm đó. Ngược lại, có một số bạn lại đồng tình, vì theo họ thì việc khắc chữ trên vách đá là một kỉ niệm của du khách để cho hậu thế biết: nơi đây đã có người đến thăm vào thời gian nào.

-  Em đồng tình với quan điểm nào ? Vì sao ?

Giải chi tiết:

Em đồng tình với ý kiến của bạn Dung vì: hằng ngày có biết bao khách du lịch đến tham quan, nếu người nào cũng khắc, cũng kí tên lên vách đá, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, thì việc khắc tên, kí tên lên vách đá không còn có ý nghĩa.

Việc kí tên, khắc tên lên trên vách đá gây nguy cơ huỷ hoại danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long.

LG c

c)    Hãy sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có nội dung về di sản văn hoá của Việt Nam và thế giới để trưng bày tại lớp vào giờ học Giáo dục công dân tuần sau.

Giải chi tiết:

Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới 

Phong Nha - Kẻ Bàng - Di sản thiên nhiên thế giới

Quần thể di tích cố đô Huế - Di sản thiên nhiên thế giới

Thác Iguazu - Kỳ quan thiên nhiên thế giới

Rạn san hô Great Barrier

 

LG d

d)    Em hãy tìm hiểu và trình bày tóm tắt về một vài loại di sản văn hoá vật thể hoặc di sản văn hoá phi vật thể của địa phương, của đất nước mà em biết.

Giải chi tiết:

Ví dụ 1: Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo vì nó chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng; nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí. Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo.

Ví dụ 2: Quần thể Tràng An

Tọa lạc tại phía Nam của Lưu vực sông Hồng, Quần thể danh thắng Tràng An là một quần thể thắng cảnh gồm các núi đá vôi địa hình cacxtơ xen kẽ các thung lũng và các vách đá dốc. Các cuộc khám phá đã chỉ ra rằng nơi đây xuất hiện chứng tích khảo cổ của loài người cách đây hơn 30.000 năm. Quần thể còn bao gồm chùa, đền thờ, ruộng lúa và các làng nhỏ.

LG đ

đ) Hãy tìm hiểu một vài việc làm của những người xung quanh mà em cho đó là những hành vi bảo vệ hoặc xâm hại đến di sản văn hoá.

Giải chi tiết:

* Hành vi bảo vệ di sản văn hóa:

- Không đập phá di sản văn hóa.

- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ khu di sản văn hóa.

- Có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể.

* Hành vi phá hoại di sản văn hóa:

- Đập phá di sản văn hóa không có ý thức bảo vệ.

- Vứt rác bữa bãi tại các khu di sản văn hóa lịch sử.

LG e

e)    Hãy xây dựng kế hoạch một buổi tham gia dọn vệ sinh tại các di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh ở địa phương.

Giải chi tiết:

Kế hoạch một buổi tham gia dọn vệ sinh tại một ngôi chùa cổ ở địa phương là:
I. Chuẩn bị:
- Mỗi tổ chuẩn bị 1 thùng rác.
- Mỗi thành viên trong lớp mang 1 cái chổi, 1 giẻ lau, 1 xô nước, 1 túi ni-lông sạch để đựng rác, 1 khẩu trang và 1 cái mũ đề phòng trời nắng. 
II. Kế hoạch: 
- Buổi sáng: Vệ sinh khu trong cùng của chùa, như:quét sân, lau tượng, chăm sóc cây,...
- Buổi trưa:
   + Ăn cơm trưa cùng nhà chùa.
   + Nghỉ ngơi.
- Buổi chiều:
   + Vệ sinh tất cả sân gạch trong chùa.
   + Vệ sinh các khu còn lại.
   + Tham quan chùa.
   + Trở về trường và kết thúc buổi tham gia dọn vệ sinh.
Loigiaihay.com

 


Bình chọn:
4.2 trên 309 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.