Giá trị thực tiễn


Từ những năm 20 của thế kỷ XX cho đến nay, tư tưởng Hồ Chí Minh đã thực sự soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi. Có được điều đó là do tư tưởng của Người, bao gồm hệ thống những quan điểm đúng đắn về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, phản ánh đúng nhu cầu nguyện vọng của nhân dân, nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ, nhiệt thành của toàn thể dân tộc.

a)    Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi

Từ những năm 20 của thế kỷ XX cho đến nay, tư tưởng Hồ Chí Minh đã thực sự soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi. Có được điều đó là do tư tưởng của Người, bao gồm hệ thống những quan điểm đúng đắn về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, phản ánh đúng nhu cầu nguyện vọng của nhân dân, nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ, nhiệt thành của toàn thể dân tộc.

-  Ngay từ những năm 30 của thế kỷ XX, trong “Chánh cương vắn tắt”, "Sách lược vắn tắt ”, Hồ Chí Minh đã xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, kết hợp chặt chẽ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng chỉ đạo đó đã chấm dứt chuỗi dài khủng hoảng đường lối cứu nước ở nước ta, khởi đầu cho cách mạng Việt Nam tiến lên giành những thắng lợi to lớn. Thành công của Cách mạng tháng Tám 1945 có nguyên nhân chính là chúng ta đã tuân thủ những tư tưởng chỉ đạo đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Hồ Chí Minh.

Trong 30 năm chiến tranh vệ quốc và giải phóng dân tộc (1945 - 1975), dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân ta tiếp tục đứng lên cầm súng chiến đấu đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, làm nên những thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc những tên đế quốc hiếu chiến, sừng sỏ nhất nhì thế giới phải chấp nhận thất bại thảm hại.

-          Từ năm 1975 đến 1986, Việt Nam tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước. Trong 10 năm này, do chủ quan nóng vội, học tập kinh nghiệm của các nước Liên Xô, Đông Âu một cách rập khuôn máy móc, xa rời và chưa quán triệt đầy đủ những tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chí Minh nên trong đường lối chỉ đạo của Đảng ta còn nhiều hạn chế, sai lầm. Đây chính là nguyên nhân đưa kinh tế - xã hội nước ta rơi vào khủng hoảng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân, kìm hãm sự phát triển của đất nước.

Với bước đột phá đổi mới tư duy từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986), với việc quay trở về khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động, Đảng ta đã đề ra được đường lối đổi mới, từng bước đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đưa đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, phấn đấu đến năm 2020, làm cho Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chúng ta nhận thức đúng đắn những vấn đề lớn của dân tộc và thời đại. Vì thế, tư tưởng của Người đang thực sự là nền tảng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối lãnh đạo đúng đắn, là ngọn cờ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đi tới thắng lợi.

b)  Định hướng đúng đắn cho việc giải quyết các vấn đề thực tiễn của công cuộc đổi mới

Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, với đường lối chỉ đạo đúng đắn của Đảng, công cuộc đổi của nhân dân ta đã đạt được những thành tựu bước đầu vô cùng to lớn. Tuy nhiên, khi sự nghiệp đổi mới ngày càng mở rộng và phát triển theo chiều sâu, những biến đổi trên thế giới ngày càng phức tạp, những vấn đề mới đặt ra càng nhiều, thì việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh để tìm ra những định hướng đúng đắn cho việc giải quyết những vấn đề ấy ngày càng trở nên vô cùng quan trọng. Dưới đây, chúng tôi xin nêu mấy định hướng nổi bật mà chúng tôi cho là quan trọng cần được tập trung giải quyết:

-   Kiên trì và giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội:

Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chính là phương hướng chiến lược mà Hồ Chí Minh đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (tháng 2/1930). Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội; xây dựng chủ nghĩa xã hội thực sự đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho toàn thể nhân dân, là nhân tố đảm bảo vững chắc cho nền độc lập dân tộc.

Công cuộc đổi mới của đất nước đang đứng trước những thời cơ, song cũng nhiều nguy cơ thử thách. Hai trong bốn nguy cơ đã được Đảng ta tổng kết đến nay vẫn không hề thay đổi, đó là: chệch hướng xã hội chủ nghĩa,nguy cơ “diễn biễn hòa bình”. Những nguy cơ này đòi hỏi chúng ta phải không ngừng nâng cao cảnh giác trong quá trình hội nhập và phát triển. Thực tế công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chứng minh: kiên trì, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc gẳn liền với chủ nghĩa xã hội sẽ đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam tiến lên giành những thắng lợi mới.

Khai thác và phát huy các nguồn lực của dân tộc và thời đại nhằm phát triển đất nước:

Trước hết, phải thực sự lấy dân làm gốc, coi dân là chủ của chế độ, phải quan tâm chăm lo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trên cơ sở đó, động viên nhân dân tham gia nhiệt tình vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước với phương châm: Đem của dân, tài dân, sức dân để làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, khuyến khích, tạo cơ hội để nhân dân tham gia giám sát, phản biện đường lối, chủ trương, hoạt động của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị. Phát huy và thực hành dân chủ được Hồ Chí Minh coi là “chiếc chìa khóa vạn năng” để tháo gỡ những khó khăn do thực tiễn đặt ra.

Đào tạo, bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người, thực sự coi nhân tố con người là động lực chính, quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới phải có chính sách “chiêu hiền, đãi sĩ’ tốt hơn nữa để nhân tài được sử dụng và phát huy.

Thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, mềm dẻo và linh hoạt, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ nắm bắt những cơ hội do quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế tạo ra để xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, tạo tiền đề để phát triển khoa học - công nghệ, củng cố an ninh, quốc phòng, ổn định chính trị, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Xây dựng Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ:

Đảng phải thực sự coi trọng công tác xây dựng Đảng, thường xuyên củng cố, tự đổi mới, tự chỉnh đốn để ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao hơn của công cuộc đổi mới đặt ra.

Trong hoạt động của mình, Đảng, Nhà nước phải thường xuyên bám sát thực tiễn, tổng kết lý luận để hoạch định đường lối lãnh đạo đúng đắn. Đường lối đúng chính là sức mạnh của Đảng, là cơ sở chắc chắn nhất để Đảng quy tụ, lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi công cuộc đổi mới.

Đề phòng, khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị. Những tiêu cực như: tham ô, tham nhũng, hách dịch, cửa quyền, bè phái, cục bộ địa phương... là những thực tế nhức nhối, gây bức xúc, làm suy giảm lòng tin của nhân dân, đòi hòi phải được giải quyết dứt điểm.

Để có thể xây dựng một Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh, đòi hỏi Đảng phải tập hợp trong Đảng những con người thực sự chân chính, giác ngộ, cách mạng và tiến bộ nhất; Đảng phải thực sự là đạo đức, là văn minh, là đại biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và của thời đại như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

-  Chấn chỉnh lại đạo đức xã hội, thiết lập và thực hiện nghiêm những chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh:

Nền kinh tế thị trường đang tạo ra những lối sống lạnh lùng, cá nhân, nhỏ nhen, ích kỷ, coi đồng tiền là trên hết, sẵn sàng làm mọi việc để thỏa mãn ham muốn của mình, coi thường kỷ cương phép nước, chà đạp những chuẩn mực đạo đức xã hội. Đời sống đạo đức của xã hội đang dần lâm vào khủng hoảng, khoa học xã hội nhân văn không được coi trọng, việc giáo dục đạo đức ở nhiều gia đình chưa được chú ý, xã hội “mạnh ai người ấy sống” đang đe dọa sự phát triển bền vững của chúng ta. Chủ trương phát động phong trào “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Đảng ta trong những năm qua là đúng đắn, song chưa đạt được hiệu quả cao. Vì vậy, việc chấn chỉnh lại đạo đức xã hội, thiết lập và thực hiện nghiêm những chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ vô cùng cấp bách.

Trong một thế giới đầy những biến động, giữa một xã hội đang tạo ra cho con người những mệt mỏi thất vọng thì đạo đức Hồ Chí Minh là “Kim chỉ nam” định hướng cho chúng ta. Giáo sư Sử học Ấn Độ Xanti Mauroi (Santimauroy) nhận xét có lý rằng: “Ngày nay nhân loại đang ở ngã tư đường một sự xáo động mãnh liệt khác. Nhân loại đói khát, bị tước đoạt, bị áp bức, đang kinh hoàng nhìn cuộc diễu hành huyênh hoang của phồn vinh và giàu có, bị chà đạp bởi sự giả nhân, giả nghĩa xã hội ghê gớm, đi liền với cuộc cách mạng kỹ thuật khổng lồ đã tạo nên cho loài người vô vàn quyền lực, của cải và ảnh hưởng, nhưng lại không có sự tiến bộ tinh thần tương ứng và các giá trị nhân đạo phổ biến là cái gắn bó loài người thành một khối đoàn kết anh em vững chắc từ buổi bình minh của văn minh. Nhân loại dần dần đang nhường bước cho sự xuất hiện tàn nhẫn của ham muốn cá nhân, ích kỷ để thống trị như chưa hề thấy. Chính sự xuyên tạc các giá trị nhân đạo đã làm này sinh những sự thiên lệch nghiêm trọng khác, xa rời con đường biến đổi cách mạng về xã hội và văn hóa số phận con người xung quanh ta. Điều cần đến là một cuộc nổi dậy về đạo đức, một sự phục hưng mới chống lại quá trình bất ổn định, phi nhân tính này - ít nhiều nổi bật khắp thế giới. Ở giữa cơn khủng hoảng này, nhân loại đã sản sinh ra những danh nhân lỗi lạc làm nên thời đại như Lênin, Hồ Chí Minh và Găngđi là những người đã để lại những dấu ấn không thể sai lầm của mình để được tiếp tục theo đuổi trong các đảo lộn nhiều biến động”[


Bình chọn:
3.2 trên 5 phiếu