Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc


Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin xác định con đường cứu nước theo khuynh hướng chính trị vô sản, nhưng con đường cách mạng giải phóng dân tộc là do Hồ Chí Minh hoạch định, chứ không phải đã tồn tại từ trước.

Câu hỏi: Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn dề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc?

Trả lời:

-  Làm phong phú học thuyết Mác Lênin về cách mạng thuộc địa

+ Về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc

Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin xác định con đường cứu nước theo khuynh hướng chính trị vô sản, nhưng con đường cách mạng giải phóng dân tộc là do Hồ Chí Minh hoạch định, chứ không phải đã tồn tại từ trước.

Hồ Chí Minh không tự khuôn mình trong những nguyên lý có sẵn không rập khuôn máy móc lý luận đấu tranh giai cấp vào điều kiện lịch sử ở thuộc địa, mà có sự kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp và giải quyết vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc gắn độc lập dân tộc với phương hướng xã hội chủ nghĩa.

Sử dụng “phương pháp làm việc biện chứng”, Người đã phân tích thực tiễn xã hội thuộc địa, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện lịch sử cụ thể ở thuộc địa xây dựng nên lý luận cách mạng giải phóng dân tộc và truyền bá vào Việt Nam.

Lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh bao gồm một hệ thống những quan điểm sáng tạo, độc đáo. Lý luận đó phải trải qua những thử thách hết sức gay gắt. Trong những năm 1923-1924, 1927-1928 và 1934- 1938, Quốc tế Cộng sản không ủng hộ mà coi đó là những tư tưởng “dân tộc chủ nghĩa”. Những năm 1930-1935 tư tưởng đó bị phê phán trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng và trên báo chí ở nước ngoài. Song, thực tiễn đã chứng minh lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh là đúng đắn.

+ Về phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc

Phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh hết sức độc đáo và sáng tạo thấm nhuần tính nhân văn.

Xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể ở thuộc địa nhất là so sánh lực lượng quá chênh lệch về kinh tế và quân sự giữa các dân tộc bị áp bức và chủ nghĩa đế quốc. Hồ Chí Minh đã xây dựng nên lý luận về phương pháp khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân.

Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của Lênin về cách mạng thuộc địa thành một hệ thống luận điểm mới mẻ sáng tạo, bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phướng pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Đó là một di sản tư tưởng quân sự vô giá mà Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và nhân dân ta.

-   Làm chuyển hóa phong trào yêu nước, tạo điều kiện cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Làm chuyển hóa phong trào yêu nước Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc là ánh sáng soi đường cho lớp thanh niên yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX đang đi tìm chân lý, là ngọn cờ hướng đạo phong trào cách mạng Việt Nam trước khi

 

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng đó được những người Việt Nam yêu nước tiếp thu như một ánh sáng chân lý của chính mình, “giống như người đang khát mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn”.

Tư tưởng đó thâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, góp phần quyết định trong việc xác lập con đường cứu nước mới,  làm cho phong trào yêu nước Việt Nam chuyển dần sang quỹ đạo cách mạng vô sản.

Hồ Chí Minh đã tập hợp những thanh niên yêu nước Việt Xam rồi đem chủ nghĩa Mác – Lênin và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc truyền bá cho họ dẫn dắt họ đi theo con đường mà chính Người đã trải qua: từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Sự chuyển hóa tiêu biểu nhất là Tân Việt cách mạng đảng, từ lập trường tư sản đã chuyển sang lập trường vô sản.

Đó là sự chuyển hóa mang tính cách mạng, đưa sự nghiệp gỉai phóng và phát triển dân tộc tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Tạo điều kiện chín muồi cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Xam

Trước hết. cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh là một vũ khí tư tưởng mới của phong trào yêu nước Việt Nam, làm cho phong trào yêu nước chuyển dần sang quỹ đạo cách mạng vô sản và cũng trở thành một trong những điều kiện dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hai là, lý luận cách mạng giải phóng dân tộc và chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào giai cấp công nhân, soi đường chỉ lối cho giai cấp công nhân đấu tranh, làm cho giai cấp công nhân ngày càng giác ngộ, phong trào công nhân Việt Nam phát triển mạnh theo phương hướng từ tự phát đến tự giác và trở thành một điều kiện dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ba là. lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, nhất là những tư tưởng hình thành trong những năm 20 của thế kỷ XX là sự chuẩn bị tích cực về mặt tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

-   Đặt cơ sở để xây dựng nên đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng

+ Là cơ sở hình thành Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc, phản ánh yêu cầu khách quan của lịch sử, đáp ứng nguyện vọng độc lập, tự do của quần chúng nhân dân, phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của thời đại đặt nền móng vững chắc để xây dựng nền Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và được Hội nghị thành lập Đảng thông qua đầu năm 1930.

+ Là cơ sở để phát triển và hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội qua ba giai đoạn chiến lược

Từ tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung

 

ương Đảng (5-1941) đã xác định đưòng lối cách mạng giải phóng dân tộc với chủ trương “thay đổi chiến lược”, nhấn mạnh cuộc đấu tranh dân tộc ở thuộc địa. Đó là những bước đi khác nhau để tiến lên chủ nghĩa xã hội. là biểu hiện của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được khẳng định ngay từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

+ Là cơ sở của đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc được tiếp tục phát triển trong tiến trình cách mạng Việt Nam; được quán triệt, vận dụng và phát triển trong sự nghiệp kháng chiến - kiến quõc. Hình thành nên đường lối quân sự nói chung và đường lối chiến tranh nhân dân nói riêng của Đảng Cộng sản Việt Nam nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng phát triển và ngày càng hoàn chỉnh gắn liền với sự nghiệp và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Đó là ngọn cờ trăm trận trăm thắng của dân tộc Việt Nam trước những kẻ thù đế quốc lớn mạnh.

-   Soi đường thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1940-1975) đã chứng minh tinh thần độc lập, tự chủ tính khoa học, tính cách mạng và sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc ở Việt Nam, soi đường cho dân tộc Việt Nam tiến lên. Cùng nhân loại biến thế kỷ XX thành một thế kỷ giải trừ chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới. Những thắng lợi chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX chứng tỏ hùng hồn giá trị khoa học và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.

 


Bình chọn:
3.4 trên 9 phiếu
  • Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

    Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao quát những vấn đề cốt lõi, cơ bản nhất, trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin. Đó là các luận điểm về bản chất, mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội;

  • Những quan điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc

    Tất cả các phong trào cứu nước của ông cha, mặc dù đã diễn ra vô cùng anh dũng nhưng rốt cuộc đều bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Đất nước lâm vào “tình hình đên tối tưởng như không có đường ra". Nó đặt ra yêu cầu bức thiết phải tìm một con đường cứu nước mới.

  • Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc

    Hồ Chí Minh sớm nhận thấy, yêu cầu của xã hội thuộc địa là phải tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc chứ không phải là đấu tranh giai cấp như trong các xã hội tư bản chủ nghĩa phương Tây.

  • Giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với dân tộc và nhân loại

    Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của thời đại, trường tồn, là tài sản vô giá của dân tộc ta. Sở dĩ như vậy là vì tư tưởng của Người không chỉ tiếp thu, kế thừa những giá trị tinh hoa văn hóa, tư tưởng “vĩnh cửu” của loài người, trong đó chủ yếu là chủ nghĩa Mác - Lênin, mà còn đáp ứng nhiều vấn đề của thời đại của sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới.

  • Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp

    Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc, đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, những Người luôn đứng trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc. Sự kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh thể hiện

>> Xem thêm