Đường lối của Đảng về bảo vệ môi trường


Mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng đạt 45%. Hầu hết dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh. Các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trường.

a) Mục tiêu, quan điểm bảo vệ môi trường

-  Mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng đạt 45%. Hầu hết dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh. Các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trường.

Các đô thị loại 4 trở lên và tất cả các cụm, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung. 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn.

Cải thiện và phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm nặng. Hạn chế tác hại của thiên tai; chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng, trước tiên đối với các vùng dễ bị ảnh Hưởng, các vùng ven biển.

-  Quan điểm bảo vệ môi trường:

Một là, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường:

Để phát triển bền vững, cần tập trung phát triển mạnh các ngành nghề tạo ra sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao, mặt khác cần bảo vệ nghiêm ngặt tài nguyên, môi trường.

Cần khai thác, sử dụng đúng tài nguyên, tiết kiệm nhiên liệu, nguyên liệu, bảo vệ môi trường.

Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế ngành, vùng, lĩnh vực và các chương trình, dự án đầu tư. Mọi công trình xây dựng mới bắt buộc phải thực hiện nghiêm quy định bảo vệ môi trường.

Hai là, gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, điều kiện cốt yếu đế thoát khỏi đói nghèo, phát triển con người toàn diện:

Cần kết hợp cân đối, hài hoà giữa phát triển kinh tế, thận trọng xử lý triệt để việc thải vào môi trường chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường.

Khuyến khích phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch và tiêu dùng sạch; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường, triển khai mạnh mẽ các nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở lưu vực sông, các khu công nghiệp, làng nghề.

Các cấp, các ngành, mọi cơ quan, trường học, khu dân cư... phải quan tâm, có đề án thực hiện bảo vệ môi trường trong đề án phát triển kinh tế của mình.

Ba là, coi trọng nghiên cứu, dự báo và thực hiện các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm hoạ thiên nhiên:

Những năm gần đây, tình trạng biến đổi khí hậu, những thảm hoạ môi trường ngày càng nhiều. Với mực nước biển dự báo sẽ dâng cao gần 1,0 mét vào cuối thế kỷ này, 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long bị ngập, 30% diện tích đồng bằng sông Hồng nằm dưới mực nước biển; 10% - 12% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP Bởi vậy, cần đẩy nhanh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đối khí hậu, nước biển dâng.

Triển khai phát triển và hiện đại hoá ngành khí tượng thuỷ văn phục vụ công tác dự báo, cảnh báo thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Quản lý, khai thác hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái...

Trên thế giới, điển hình là cơn địa chấn ở Thái Bình Dương gây sóng thần ở Dông Nam Á và Đông Á ngày 26/12/2004, làm 200.000 người chết và mất tích. Trận động đất ở Tứ Xuyên (Trung Quốc ngày 12/5/2008 đã làm trên 80.000 người chết. Thiệt hại do sóng thần, động đất ở Nhật Bản ngày 11/3/2011. Hãng tin AFP cho biết đến sáng ngày 21/3/2011, số người thiệt mạng là 8.450 người 12.931 người mất tích, tổng thiệt hại lên đến 300 tỷ USD, tương đương 4% GDP của Nhật Bản. Mưa lớn trái mùa ở Hà Nội (11/2008), mưa 3-4 ngày, bằng lượng mưa cả năm ở miền Trung (2010).

Bốn là, xử lý triệt để những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đẩy mạnh cải tạo môi trường:

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng chế tài đủ mạnh để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm bảo vệ môi trường. Các cơ sở sản xuất kinh doanh cần nghiêm chỉnh chấp hành các văn bản pháp luật về khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Nhà nước và người dân thường xuyên kiểm tra, thanh tra các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Thực hiện nghiêm lộ trình xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

Năm là, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và sử dụng cỏ hiệu quả tài nguyên đất, nước, khoáng sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác:

Hạn chế đầu tư vào các ngành khai thác tài nguyên, sử dụng nhiều đất đai, tiêu hao nhiều năng lượng; không chấp nhận những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Coi phòng ngừa và ngăn chặn kết hợp với xử lý ô nhiễm môi trường.

Kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường. Tiếp tục hoàn thiện chính sách về đất đai. chính sách khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước, bảo đảm an ninh nguồn nước; đổi mới công tác quản lý khai thác, sử dụng khoáng sản...

Sáu là, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và của mọi công dân:

Chủ trương bảo vệ môi trường cần được thể chế hoá thành pháp luật. Khắc phục tư tưởng vì lợi ích kinh tế trước mắt mà xem nhẹ bảo vệ môi trường.

Các chỉ tiêu về môi trường phải được sử dụng để đánh giá chất lượng, hiệu quả và tính bền vững trong sự tăng trưởng kinh tế, xã hội của quốc gia, ngành, địa phương và cơ quan. Trong bảo vệ môi trường phải lấy phương châm phòng ngừa là chính. Thúc đẩy sự hình thành ngành công nghiệp môi trường.

Ngành tài nguyên và môi trường cần đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, nâng cao năng lực dự báo thời tiết; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế

Quản lý tài nguyên; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; hoàn thiện, vận lành thông suốt cơ chế quản lý biển, hải đảo; khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

b) Công dân với việc bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường “xanh, sạch, đẹp” là bảo vệ chính mình, là vấn đề sống còn, là trách nhiệm của bất kỳ nước nào, cơ quan, tổ chức hay cá nhân con người.

Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, nhất là thể hệ trẻ, cần nâng cao nhận thức về môi trường và sự cần thiết của bảo vệ môi trường đồng nghĩa với việc bảo vệ sự sống của chính mình; mọi công dân rèn cho được ý thức bảo vệ môi trường trở thành thói quen, nếp sống hàng ngày.

Mỗi công dân phải gương mẫu tích cực giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường nơi cư trú, nơi học tập, công tác và mọi nơi trong xã hội.

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, có ý thức trồng cây, trồng rừng, ngăn chặn nạn phá rừng, bảo tồn thiên nhiên. Khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm môi trường và cân bằng sinh thái.

Tham gia tích cực trong phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tự giác thực hiện và khuyến khích mọi người áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.

Bảo vệ môi trường là phát triển bền vững đòi hỏi quyết tâm cao, nhận thức và hành động thường xuyên của từng người, cả cộng đồng. Điều đó hình thành nên đạo đức và là tiêu chí của xã hội văn minh trong thời đại mới.


Bình chọn:
4 trên 4 phiếu
  • Môi trường và thực trạng bảo vệ môi trường ở nước ta

    Môi trường là không gian chứa đựng nguồn tài nguyên, khoáng sản, nguyên liệu cho sản xuất và đời sống cần thiết cho con người như rừng tự nhiên bảo tồn tính đa dạng sinh học và độ phì nhiêu của đất, các loài động thực vật, hệ sinh thái tự nhiên, nguồn gỗ, củi, dược liệu, cảnh quan và các giá trị thẩm mỹ cho con người.