Đặc điểm chung của các khuynh hướng triết học xã hội phong kiến Tây Âu trung cổ


Vì tách rời cuộc sống hiện thực và quanh quẩn trong các tu viện, triết học thời trung cổ mang tính chất kinh viện. Nó chỉ bàn những vấn đề viển vông, xa thực tế, thậm chí có những lúc các nhà triết học tranh cãi nhau về vấn đề": hoa hồng trên thượng giới có gai không ?

Vì tách rời cuộc sống hiện thực và quanh quẩn trong các tu viện, triết học thời trung cổ mang tính chất kinh viện. Nó chỉ bàn những vấn đề viển vông, xa thực tế, thậm chí có những lúc các nhà triết học tranh cãi nhau về vấn đề": hoa hồng trên thượng giới có gai không ? Thượng đế vạn năng có thể sáng tạo ra hòn đá nặng mà bản thân Ngài không mang nổi không ? Triết học kinh viện (từ kinh viện" theo nghĩa Latinh là trường học - Schola) đầu tiên được giảng trong các trường trung học, sau đó từ giữa thế kỷ XII được giảng trong các trường đại học. Triết học kinh viện, như Lênin nhận xét, là thứ triết học chết.

Quá trình phát triển của chủ nghĩa kinh viện có thể chia làm ba thời kỳ: thời kỳ đầu (từ thế kỳ IX đến thế kỷ XII); thời kỳ hưng thịnh (thế kỷ XIII); thời kỳ suy tàn (thế kỷ XIV - XV).

Vấn đề trung tâm mà các nhà kinh viện chú ý nghiên cứu là vấn đề mối quan hệ giữa tri thức và niềm tin (tôn giáo). Xuất phát từ chỗ coi niềm tin tôn giáo giữ vị trí hàng đầu trong quan hệ với lý trí, các nhà kinh viện đã đi tới nghiên cứu những vấn đề triết học, có liên quan, mà quan trọng nhất là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Đây là vấn đề làm đau đầu các nhà triết học trung cổ, bởi vì người ta chưa giải thích được một hiện tượng là con người luôn luôn tư duy, suy nghĩ bằng khái niệm, bằng cái chung, nhưng trong thế giới hiện thực lại chỉ tồn tại các sự vật cụ thể, riêng lẻ.

Giải quyết vấn đề trên đã có hai quan điểm cơ bản: quan điểm của chủ nghĩa duy thực và quan điểm của chủ nghĩa duy danh. Cuộc đấu tranh giữa hai quan điểm này đã xuyên suốt toàn bộ lịch sử triết học trung cổ.

Phái duy thực khẳng định rằng cái chung hay khái niệm chung là tồn tại thực, không phụ thuộc vào tư tưởng hay tiếng nói của con người. Còn phái duy danh thì ngược lại, coi cái chung, khái niệm chung không tồn tại thực, không độc lập với con người. Chúng chỉ là những tên chung. Chỉ có những cái riêng lẻ mới tồn tại thực. Thí dụ, không có "con người nói chung”, chỉ có những con người cụ thể mang những tên gọi riêng.

Cuộc đấu tranh giữa hai trường phái trên chứa đựng khả năng phát triển tiếp tục hai khuynh hướng cơ bản trong triết học - chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật. Chẳng hạn do thừa nhận các sự vật riêng lẻ là tồn tại thực, là khách quan, nên chủ nghĩa duy danh có khuynh hướng đi tới chủ nghĩa duy vật. V.I.Lênin nhận xét rằng: "Nói chung, chủ nghĩa duy danh là biểu hiện đầu tiên của chủ nghĩa duy vật". Còn chủ nghĩa duy thực vì tách cái chung, tách khái niệm khỏi các sự vật cụ thể, coi khái niệm chung là tồn tại thực và độc lập với thế giới sự vật nên có khuynh hướng đi tới chủ nghĩa duy tâm. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà nhà thờ trong gai đoạn đầu của mình đã lên án quyết liệt chủ nghĩa duy danh, truy nã những đại biểu của nó, đốt sách của họ.

Tất nhiên sau này cả chủ nghĩa duy thực cũng trở thành một hiểm họa cho nhà thờ, vì khi chỉ thừa nhận cái chung tồn tại duy nhất, chủ nghĩa duy thực trên thực tế đã phủ nhận một số vị thần trong tôn giáo, làm hại đến một giáo lý cơ bản của đạo Cơ đốc là giáo lý "Tam vị nhất thể". Nhưng dù sao chủ nghĩa duy danh vẫn nguy hiểm hơn cho nhà thờ', vì khi thừa nhận chỉ có cái riêng là tồn tại, nó đã hàm ý phủ nhận Thượng đế như là kẻ sinh ra muôn loài. Hơn nữa, chủ nghĩa duy thực ôn hòa thời đó đã trở thành cơ sở lý luận của đạo Cơ đốc. Cho nên hai trào lưu này không phải là nguy hiểm giống nhau đối với nhà thờ trung cổ.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.8 trên 4 phiếu