Bài C4 trang 33 SGK Vật lí 8


Đề bài

Năm 1654, Ghê rich (1602 - 1678), Thị trưởng thành phố Mác - đơ - buốc của Đức đã làm thì nghiệm sau (H.9.4):

Ông lấy hai bán cầu bằng đồng rỗng, đường kính khoảng 30cm, mép được mài nhẵn, úp chặt vào nhau sao cho không khí không lọt vào được. Sau đó ông dùng máy bơm rút không khí bên trong quả cầu rồi đóng khóa van lại. Người ta phải dùng hai đàn ngựa mỗi đàn 8 con mà cũng không kéo được hai bán cầu rời ra.

Hãy giải thích tại sao?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.

Lời giải chi tiết

Khi rút hết không khí trong quả cầu ra thì áp suất trong quả cầu bằng 0, trong khi đó vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía làm hai bán cầu ép chặt lại với nhau. Do đó, người ta dùng hai đàn ngựa mỗi đàn tám con cũng không kéo được hai bán cầu rời ra.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.7 trên 110 phiếu
  • Bài C5 trang 34 SGK Vật lí 8

    Giải bài C5 trang 34 SGK Vật lí 8. Các áp suất tác dụng lên A(ở ngoài ống) và lên B(ở trong ống) có bằng nhau không ? tại sao?

  • Bài C6 trang 34 SGK Vật lí 8

    Áp suất tác dụng lên A là áp suất nào? Áp suất tác dụng lên B là áp suất nào?

  • Bài C7 trang 34 SGK Vật lí 8

    Giải bài C7 trang 34 SGK Vật lí 8. Hãy tính áp suất tại B, biết trọng lượng riêng của thủy ngân(hg)

  • Bài C8 trang 34 SGK Vật lí 8

    Giải bài C8 trang 34 SGK Vật lí 8. Giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài.

  • Bài C9 trang 34 SGK Vật lí 8

    Giải bài C9 trang 34 SGK Vật lí 8. Nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí lớp 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.