Giải toán 4, giải bài tập toán 4, để học tốt Toán 4 đầy đủ số học và hình học CHƯƠNG II. BỐN PHÉP TÍNH VỚI CÁC SỐ TỰ NHIÊN. HÌNH HỌC

Giải bài 1, 2, 3 trang 45 SGK Toán 4


Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất : a) 3254 + 146 + 1698 ; ...

Sách giáo khoa lớp 5 - Cánh diều (mới)

Tải pdf, xem online sgk lớp 5 mới đầy đủ các môn

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1

Video hướng dẫn giải

Tính bằng cách thuận tiện nhất:

a) 3254 + 146 + 1698

    4367 + 199 + 501 

    4400 + 2148 + 252

b) 921 + 898 + 2079

    1255 + 436 + 145

    467 +  999 + 9533

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để nhóm các số có tổng là số tròn trăm, tròn nghìn, ...

Lời giải chi tiết:

Bài 2

Video hướng dẫn giải

Một quỹ tiết kiệm ngày đầu nhận được \(75\, 500\, 000\) đồng, ngày thứ hai nhận được \(86\, 950\, 000\) đồng, ngày thứ ba nhận được \(14\, 500\, 000\) đồng. Hỏi cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được bao nhiêu tiền ?

Phương pháp giải:

Số tiền cả ba ngày nhận được = số tiền nhận được ngày thứ nhất + số tiền nhận được ngày thứ hai + số tiền nhận được ngày thứ ba.

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt

Ngày đầu: 75 500 000 đồng

Ngày hai: 86 950 000 đồng

Ngày ba: 14 500 000 đồng

Cả ba ngày: .... đồng?

Bài giải

Cả ba ngày quỹ tiết kiệm nhận được số tiền là:

    75 500 000 + 86 950 000 + 14 500 000 = 176 950 000 (đồng)

                        Đáp số: 176 950 000 đồng.

Bài 3

Video hướng dẫn giải

Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:

a)   a + 0 = ... + a = ...

b)   5 + a = ... + 5

c)  (a + 28) + 2 = a + (28 + ...) = a + ...

Phương pháp giải:

- Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng: a + b = b + a.

- Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng:    (a + b) + c = a + (b + c)

Lời giải chi tiết:

a)   a + 0 = 0 + a = a

b)   5 + a = a + 5

c)   (a + 28) + 2 = a + (28 + 2) = a + 30 

Lý thuyết

So sánh giá trị của hai biểu thức $\left( {a + b} \right) + c$ và $a + \left( {b + c} \right)$ trong bảng sau:

Ta thấy giá trị của $\left( {a + b} \right) + c$ và của $a + \left( {b + c} \right)$ luôn luôn bằng nhau, ta viết:

$\left( {a + b} \right) + c = a + \left( {b + c} \right)$

Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.

Chú ý: Ta có thể tính giá trị của biểu thức dạng $a + b + c$ như sau:

                        $a + b + c{\rm{ }} = {\rm{ }}\left( {a + b} \right) + c{\rm{ }} = {\rm{ }}a + \left( {b + c} \right)$


Bình chọn:
4.7 trên 412 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán lớp 4 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 4 trên Tuyensinh247.com. Cam kết giúp con lớp 4 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.